Thông thường, để đếm số lượt người click vào một “phần tử” trên website (ví dụ như đếm lượt click vào nút “Thêm vào giỏ”, “Thanh toán”, Marketer sẽ khó xử lý do thiếu kiến thức về code. Sẽ có một số phương án khác cho vấn đề này, ví dụ cho Google Analytics đếm số lượt truy cập trang đích và có nguồn từ trang có button. Nhưng giả sử nếu nút này cũng không có link đến bất cứ trang nào thì sao? Thực tế cũng có nhiều phương pháp khác, tuy nhiên hôm nay mình sẽ hướng dẫn cách đếm số lượt click button bằng cách kết hợp Google Analytics và Google Tag Manager.
Bước 1: Tạo Goal trong Google Analytics
Đầu tiên, để đếm số lượt thì phải có một nơi lưu trữ dữ liệu, ở đây mình sử dụng Goals của Google Analytics. Bạn truy cập phần Goals trong giao diện của GA.


Nhấn chọn “New goal” và phần setup sẽ hiện ra, bạn có thể chọn Template có sẵn (thực ra sẽ không ảnh hưởng) hoặc nếu không chắc, bạn có thể chọn “Custom“.


Ở phần Goal description, sẽ có 4 type cho bạn lựa chọn:
- Destination: loại truy cập vào trang nhất định.
- Duration: thời gian ở lại trên site.
- Pages/Screens per session: số trang truy cập mỗi session.
- Event: một “sự kiện” trên site. Việc click vào button cũng được gọi là “sự kiện”.
Ở đây mình sẽ đào sâu phần Event theo casestudy này. Đây cũng là phần phức tạp nhất.


Chú ý nhất ở bài viết này là “Goal details”, đa số người sẽ không biết truyền dữ liệu gì ở đây để cho Google Analytics đếm. Hãy lưu ý, mình đặt các conditions theo thông số như sau:
- Category equals to: category-cs-demclick
- Action equals to: action-cs-demclick
- Label equals to: label-cs-demclick
- Value: bỏ trống.
Lưu ý: các điều kiện trên sẽ có mối quan hệ theo mệnh đề “AND”.


Save lại goal bạn vừa tạo.
Lưu ý: bạn tạo được tối đa 20 goals id, mỗi goals id tạo được 4 goals set.


Bước 2: Đếm lượt click bằng Google Tag Manager
Ở bước này, ta tạo bộ đếm mỗi khi có người click vào nút. Về căn bản sẽ có 2 bước nhỏ:
- Tạo Tag đếm và truyền dữ liệu cho GA đếm.
- Tạo Triggering để biết khi nào có người click vào nút.
Tạo tag đếm trong Google Tag Manager
Truy cập giao diện Google Tag Manager, tạo mới một tag với type là Google Analytics: Universal Analytics.


Sau đó, chọn Track Type là Event. Bạn sẽ thấy phần Category, Action và Label ở phía Google Analytics phía trên mình có đề cập. Nhiệm vụ của Google Tag Manager sẽ truyền vào Event các thông số này, để phía Google Analytics hiểu, đó chính là số lượt click phải đếm.


Truyền vào các thông số:
- Category: category-cs-demclick
- Action: action-cs-demclick
- Label: label-cs-demclick
- Value: bỏ trống.
- Google Analytics Setting: truyền biến ID Google Analytics của bạn
Xử lý phần Triggering để biết khi nào có người click
Ở cùng cửa sổ trên, phần Triggering phải chỉ rõ được khi nào có người click vào button, bấm vào tạo mới trigger (chú ý dấu cộng nhỏ).


Tạo trigger với type là Click – All Elements.


Vì chỉ đếm duy nhất một số click có điều kiện (điều kiện là click đúng nút ta cần đếm), ta chọn Some Clicks. Ở phần Event sẽ có một số Event thông dụng để các bạn chọn, tuy nhiên ở casestudy này không có event nào phù hợp, ta phải chọn Built-In Variable.


Nhiệm vụ bây giờ là xác định, Button có thể xác định bằng phương pháp nào nào. Ở đây mình tạo một trang mẫu có chứa button ví dụ (click here).


Để tìm hiểu xem phần tử này có gì đặc biệt, bạn click phải, chọn Inspect (trên Chrome). Dò các class và id có thể có của phần tử, ta thấy button test có class là: wp-block-button__link.


Quay trở lại giao diện Google Tag Manager, ta tìm Variable Click Classes.


Truyền thông số Click Classes contains “wp-block-button__link”.


Ở đây ta chỉ đếm click vào button đó trong duy nhất trang test, vì vậy ta phải thêm điều kiện trigger Page URL.


Xem các thông số lại lần nữa và save lại. Nhớ publish workspace lên chính thức.


Bước 3: Kiểm tra
Truy cập Google Analytics, phần Realtime -> Conversion.


Quay trở lại trang test theo link https://digimar24h.com/trang-test-button/, click thử vài click và xem kết quả. Nếu nảy lên là bộ đếm đã hoạt động.
Đây chỉ là bước đầu của việc hoàn thiện kĩ năng Google Tag Manager và Google Analytics. Nếu các bạn chú ý, trong quá trình làm còn rất nhiều tùy chọn mà mình chưa đụng đến. Hãy cố gắng tìm hiểu thêm, vì như mình nói, Google Tag Manager sẽ giúp bạn thiên biến vạn hóa mà không phải phụ thuộc vào bộ phận developer.
Ở những bài kế tiếp, mình sẽ hướng dẫn truyền thêm conversion value (giá trị đơn hàng) vào conversion. Hãy đón xem nhé.